Thứ Ba, 21 tháng 4, 2009

Phố Hà Thành mùa bằng lăng trổ lá

Cuối mùa xuân, những cây bằng lăng ở khắp nơi như bừng tỉnh, trổ những mầm lá mới. Những mầm lá bé xíu thay đổi thật nhanh. Chỉ mới hôm trước hôm sau, đã thấy lớn hơn và màu cũng khác. Phố Kim Mã vẫn thường được gọi là “phố bằng lăng” vì có hàng bằng lăng đều và đẹp nhất Hà Nội.
Cứ đến mùa bằng lăng trổ lá, cả đoạn phố bừng lên sức sống mùa xuân, bừng lên những sắc màu mà ai đi qua cũng phải ngơ ngẩn nhìn. Những cây bằng lăng như muốn níu chân, níu những ánh mắt người đi đường. Cả một đoạn hè phố dài không có nhà dân, không có cửa hàng và công trình càng khiến hàng bằng lăng đẹp và lãng mạn.
Trong ánh nắng nhạt, hay trong mưa phùn mùa xuân, hàng cây bằng lăng cũng đẹp, mỗi lúc một vẻ khác nhau…Thường thì bằng lăng trổ lá vào tháng tư, có người đã gọi đây là “hàng cây tháng tư” – như một mùa của Hà Nội. Nhưng năm nay có lẽ dó Tết sớm và thời tiết thay đổi, bằng lăng đã trổ lá từ tháng ba. Chỉ mấy hôm thôi, hàng cây sẽ xanh ngắt và hẹn những mùa hoa tím vào tháng năm. mùa bằng lăng trổ lá Phố bằng lăng trở thành con đường học trò-Những vòng xe dưới lòng đường...-
...và những bước chân trên hè phốRất vui nhé!đi dạo dưới hàng bằng lăng thật thích mẹ nhỉ !
chuyển sang màu xanh rất nhanh..Còn có những con người tần tảo


















































DAT VA NGUOI DONG THAP

Điều kiện tự nhiên
Đồng Tháp nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là một trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười, phía bắc giáp Cam-pu-chia, phía nam giáp Vĩnh Long và Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An và Tiền Giang.

Tỉnh có hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch chằng chịt; nhiều ao, hồ lớn. Sông chính là sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) chảy qua tỉnh với chiều dài 132km. Dọc theo hai bên bờ sông Tiền là hệ thống kênh rạch dọc ngang. Đường liên tỉnh giao lưu thuận tiện với trên 300km đường bộ và một mạng lưới sông rạch thông thương.

Khí hậu: Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 26,6ºC.

Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

Là một tỉnh nông nghiệp, Đồng Tháp sản xuất nhiều lương thực và các loại nông, thủy sản có giá trị xuất khẩu. Đất đai Đồng Tháp màu mỡ bởi phù sa do hai con sông Tiền và sông Hậu cung cấp hàng năm, xóm làng trù phú giữa bốn bề cây cối xanh tươi. Vì thế Đồng Tháp được biết đến như một vựa lúa của cả nước. Ở đây có giống lúa nổi một loài lúa mọc tự nhiên từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 10 thu hoạch mà không cần chăm bón. Đồng Tháp cũng là vùng đầy triển vọng về các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, bông, thuốc lá, đậu tương và cây ăn trái như xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, quít Lai Vung, bưởi Phong Hòa, chôm chôm, vú sữa, mãng cầu có quanh năm.

Vùng đất Đồng Tháp Mười ngày xưa nổi tiếng hoang vu với lắm bưng, trần, đìa, bàu, với bạt ngàn đưng, lác, năng, sen, súng và lau, sậy,...Đây là giang sơn của các loài động vật hoang dại như: rắn, rùa, chuột ếch, chim muông, cua, cá sấu.

Giờ đây về thăm Đồng Tháp du khách như trở về với cội nguồn thiên nhiên bởi bầu không khí trong lành, mát mẻ của những cánh đồng lúa phì nhiêu, đi trên những chiếc xuồng ba lá trên sông rạch để đến với khu di tích cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, đài liệt sĩ, khu di tích Gò Tháp, di tích kiến trúc cổ Kiến An Cung, vườn chim thiên nhiên lạ mắt ở Tháp Mười, vườn sếu quý hiếm ở Tam Nông, khu căn cứ Xẻo Quít, làng hoa kiểng Tân Qui Đông, các vườn cây ăn trái Cao Lãnh, Châu Thành, Lai Vung, Thạnh Hưng...

Dân tộc và tôn giáo

Ở Đồng Tháp có nhiều tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, Phật giáo và Công giáo. Tính cách người dân Đồng Tháp mang đậm nét đặc trưng chung của đồng bằng Nam Bộ: cần cù, hiền lành, phóng khoáng, cởi mở và giàu lòng mến khách.

Giao thông

Thành phố Cao Lãnh cách quốc lộ 1A 36km, cách Tp. Hồ Chí Minh 162km. Nằm trên bờ sông Cao Lãnh (một nhánh nhỏ của sông Tiền tách ra sau 15km lại chảy vào sông Tiền), ở ngay sát Đồng Tháp Mười mênh mông, từ xa xưa Cao Lãnh đã là một đô thị sầm uất và là trung tâm kinh tế của Đồng Tháp.

Có tuyến xe khách trực tiếp từ Tp. Hồ Chí Minh, Mỹ Tho, Cần Thơ, Vĩnh Long và Long Xuyên tới Cao Lãnh. Thị xã Sa Đéc cách Tp. Hồ Chí Minh 143km, nằm ở nút giao giữa Vĩnh Long và Long Xuyên.

Thơ Em là búp sen xanh

“Tặng em, cô gái Miền Tây”

Anh đến quê em, miệt vườn sông nước
Rợp mát bóng dừa và búp sen xanh
Dòng Cửu Long giang uốn lượn quanh quanh
Luôn chở nặng bao phù sa bồi đắp.

Bình minh lên cho đài hoa khoe sắc
Giọt sương rơi đọng lại những phân vân
Hơi thở mùa xuân đang ở rất gần
Ánh nắng ban mai đong đầy đôi mắt.

Mái tóc xanh che hai đầu nỗi nhớ
Nỗi nhớ anh, nỗi nhớ quê nhà
Búp sen hồng thơm ngát một đài hoa
Cười lên em, cho bình minh thức giấc.

Em chính là đóa sen đẹp nhất
Luôn tỏa hương thơm ngát đời anh
Mặc kệ ngày mai mặt biển không xanh
Bông hoa ấy vẫn tõa hương thơm ngát./.


Phương Nam.

KHU DI TICH PHO BANG NGUYEH SINH SAC



Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc nằm ở Tp. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ðây là công trình ghi ơn cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, nhà nho yêu nước và là thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khu di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc là một quần thể kiến trúc văn hoá hấp dẫn ở tỉnh Đồng Tháp, được Bộ Văn hoá -Thông tin xếp hạng ngày 09/4/1992.


Toàn bộ khu di tích rộng 3,6ha, chia làm hai cụm kiến trúc: mộ và nhà lưu niệm cụ Phó bảng; nhà sàn và ao cá Bác Hồ, mô phỏng nơi ở và làm việc của Bác ở Hà Nội. Đối diện với cổng vào là lăng mộ cụ Phó bảng, mái hình bàn tay úp, phía trên mái là chín con rồng - biểu tượng của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. tại khu di tích có rất nhiều cây cảnh, hoa quý được nhân dân hiến tặng hoặc đưa về từ nhiều miền của đất nước, trong đó đặc biệt là cây khế gần 300 tuổi (nằm bên trái mộ) và cây sộp hơn 300 tuổi (nằm bên phải mộ). Trong nhà lưu niệm trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu liên quan đến những năm tháng cụ Sắc sống và làm việc, nhất là thời gian ở Cao Lãnh và vùng đất Nam Bộ.


Hàng năm, cứ vào ngày 27/10 âm lịch, bà con nhiều nơi hội tụ về đây tổ chức lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong không khí trang nghiêm và đông vui như một ngày hội lớn ở địa phương.

Hàng triệu du khách trong và ngoài nước đã đến Đồng Tháp tham quan và viếng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thể hiện lòng biết ơn đối với Người đã có công sinh thành Bác Hồ muôn vàn kính yêu.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2009

nhac: Ai ra xu Hue

Ai ra xứ Huế thì ra

Ai về là về núi Ngự

Ai về là về sông Hương

Nước sông Hương còn thương chưa cạn

Chim núi Ngự tìm bạn bay về

Người tình quê ơi người tình quê

Thương nhớ lắm chi...

Ai ra xứ Huế thì ra

Ai về là về Vỹ Dạ

Ai về là về Nam Giao

Dốc Nam Giao còn cao mong đợi

Trăng Vỹ Dạ còn gởi câu thề

Người tình quê ơi người tình quê

Có nhớ xin trở về

À.....ơi.....

Câu Trường Tiền sầu vài mười hai nhịp

Thương nhau rồi thì xin kịp về mau...

À......ơi.....

Chứ kẻo mai tề bóng xế qua cầu

Bạn con thương bạn chứ biết gửi sầu về nơi mô...à...ơi...

Ai ra xứ Huế thì ra

Ai về là về bến Ngự

Ai về là về Văn Lâu

Bến Văn Lâu còn sâu thương nhớ

Thuyền bến Ngự còn đợi khách về

Ngừơi tình quê ơi người tình quê

Có nhớ xin trở về...

Quê hương tôi...



















































































THƠ TÌNH TOÁN HỌC

BÀI SỐ 1:
"Phương trình" nào đưa ta về chung lối
"Định lý" nào sao vẫn mãi ngăn đôi
"Biển số" yêu nên tình mãi hai nơi
Điểm "vô cực" làm sao ta ngăn được.

"Đạo hàm" kia có nào đâu nghiệm trước
Để "lũy thừa" chẳng gom lại tình thơ
"Gia tốc" kia chưa đủ vẫn phải chờ
"Đường giao tiếp" may ra còn gặp gỡ.

Nhưng em ơi! "Góc độ" yêu quá nhỏ!
Nên vẫn hoài không chứa đủ tình ta
Tại "nghịch biến" cho tình mãi chia xa
"Giới hạn" chi cho tình yêu đóng khép.

"Lục lăng" kia cạnh nhiều nhưng rất đẹp
Tại tình là "tâm điểm" chứa bên trong
Nên "đường quanh" vẫn mãi chạy lòng vòng
Điểm "hội tụ" vẫn hoài không với tới.

Em cũng biết "tung, hoành" chia hai lối
Đễ tình là những đường thẳng "song song"
Điểm gặp nhau "vô cực" chỉ hoài công
Đường "nghịch số" thôi đành chia hai ngã.
BÀI SỐ 2:
Tình yêu là một phương trình
Khai căn không đúng thì thành tính sai
Anh hay đến quán lai rai
Phương trình dẫn đến căn hai em liền
Ẩn số theo đô vô liền
Cà rem bảy món anh liền xơi ngay
Giật mình tỉnh giấc mới hay
Ẩn số không thấy tiền bay cái vèo.
BÀI SỐ 3:
Nếu em là trục hoành
Anh xin làm trục tung
Đồ thị thiếu trục hoành
Trục tung thành vô nghĩa
Đồ thị thiếu trục tung
Trục hoành để làm chi
Nếu cuộc đời thiếu anh
Em chắc sẽ một mình
Nếu cuộc đời thiếu em
Anh sống có nghĩa gì
Giao nhau chỉ một điểm
Nhưng không thể thiếu nhau
Là trục hoành, trục tung
Là đời anh, đời em...
BÀI SỐ 4:
Làm thơ khó lắm
Phải đâu chuyện đùa
Thơ tình toán học
Lại càng khó hơn
Muốn làm thơ toán
Phải hiểu chuyện đời
Muốn hiểu chuyện đời
Thì phải biết sống
Mà muốn biết sống
Thì phải biết yêu
Và muốn biết yêu
Thì phải có...Nàng
BÀI SỐ 5:
Chẳng phương trình nào vẽ được trái tim em
Nên ta đành ôm bài đi luyện thi
Những mùa thi rồi qua
Nhưng đáp số tìm hoài chẳng thấy
Đành dặn lòng như trục tung
Ngẩn ngơ nhìn đường tiệm cận
Đồ thị nào lỡ cắt qua đây
Có mặt phẳng nào chứa ta và em
Những con chữ và trái tim lỗi nhịp
Lang thang tháng năm ta đi tìm ví dụ
Để nhận ra rằng em là đoạn song song
Công thức nào là trái tim ta.
BÀI SỐ 6:
Anh tìm em trên vòng tròn lượng giác
Nét diễm kiều trong tọa độ không gian
Đôi trái tim theo nhịp độ tuần hoàn
Còn tất cả chỉ theo chiều hư ảo
Bao mơ ước phải chi là nghịch đảo
Bóng thời gian quy chiếu xuống giản đồ
Nghiệm số tìm, giờ chỉ có hư vô
Đường hội tụ hay phân kỳ giải tích
Anh chờ đợi một lời em giải thích
Qua môi trường có vòng chuẩn chính phương
Hệ số đo cường độ của tình thương
Định lý đảo tìm ra vì giao hoán
Nếu mai đây tương quan thành gián đoạn
Tính không ra phương chính của cấp thang
Anh ra đi theo hàm số ẩn tàng
Em trọn vẹn thành phương trình vô nghiệm.
BÀI SỒ 7:
Đời tổ hợp bởi muôn ngàn mặt
Mà tình em là quỹ tích không gian
Kiếp nhân sinh những hàm số tuần hoàn
Quanh quẩn chỉ trong vòng tròn lượng giác
Anh không muốn cuộc đời đầy Sin Cos
Sống khép tròn trong cộng trừ nhân chia
Cạnh góc đối! Ôi phức tạp vô cùng
Mà hạnh phúc chính là đường biểu diễn

Sống yên bình vào vòng đời tịnh tiến
Đâu phải là nghiệm số của lòng trai
Anh muốn lên tận cực của thiên tài
Để đo lấy bán kính trần gian vũ trụ
Nếu dòng đời toàn là thông số
Bài toán tình là căn thức bậc hai.
BÀI SỐ 8:
Ánh xạ cuộc đời đưa anh đến với em
Qua những lang thang trăm nghìn tọa độ
Em số ảo ẩn mình sau số mũ
Phép khai căn em biến hoá khôn lường.

Ôi cuộc đời đâu như dạng toàn phương
Bao kỳ vọng cho khát khao tiến tới
Bao biến số cho một đời nông nổi
Phép nội suy từ chối mọi lối mòn.

Có lúc gần còn chút Epsilon
Em bỗng xa như một hàm gián đoạn
Anh muốn thả hồn mình qua giới hạn
Lại chìm vơi cạn mãi giữa phương trình.

Tình yêu là định lý khó chứng minh
Hai hệ tiên đề chênh vênh xa lạ
Bao logic như giận hờn dập xóa
Vẫn hiện lên một đáp số cuối cùng.

Mẫu số niềm tin đâu dễ quy đồng
Phép chiếu tình yêu nhiều khi đổi hướng
Lời giải đẹp đôi lúc do lầm tưởng
Ôi khó thay khi cuộc sống đa chiều.

Bao chu kỳ, bao đợt sóng tình yêu
Anh khắc khoải cơn thuỷ triều cực đại
Em vẫn đó bờ nguyên hàm khờ dại
Nơi trái tim anh,
Em mãi mãi là hằng số vô biên.






Nhac: Cay đắng bờ môi

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2009

AM NHAC VA CAM NHAN

Cùng Nguyên Vũ lang thang với "Thành phố buồn"

Hôm đó trời làm mưa làm gió, và lần đầu tiên tôi biết đến anh qua tiếng guitar bập bùng của cậu bạn chung lớp.

Tình yêu thầm kín ám ảnh tôi từ ngày ấy. Nhiều năm qua, cái tên anh dần phai mờ trong tôi và có lẽ trong cả đám bạn cùng thời từng mê mệt anh như tôi vì nhiều lẽ. Riêng “Tình yêu thầm kín” thì vẫn được chúng tôi xếp ngăn nắp ở một góc kí ức – để mỗi năm gặp nhau cậu bạn xưa lại lôi ra hát đến mềm môi.
Cuộc sống có quá nhiều đổi thay khiến thói quen trở về phố núi đôi ba lần trong năm của tôi trở thành ước mơ xa xỉ. Nên tôi đã… bật khóc trong đêm “Dạ vũ” khi gặp lại anh. Vài người ngạc nhiên trước sự xúc động thái quá, chỉ mình tôi hiểu căn nguyên của những giọt nước mắt đó. Vì anh đã cho tôi quá nhiều thứ. Xưa – trong cái thời nhiều hoa nhiều mộng anh cho tôi kỷ niệm đẹp cùng chúng bạn. Nay – trong cái bon chen tấp nập của thị thành, anh đưa tôi trở về với Thành phố buồn – nơi chôn dấu bao kỷ niệm của thời chập chững bước vào vườn yêu:
“Thành phố nào nhớ không em
Nơi chúng mình tìm phút êm đềm
Thành phố nào vừa đi đã mỏi
Đường quanh co quyện gốc thông già
Chiều đan tay nghe nắng chan hòa
Nắng hôn nhẹ làm hồng môi em
Mắt em buồn trong sương chiều anh thấy đẹp hơn”
Vẫn là chất giọng trầm trầm, giản dị đã hút hồn chúng tôi từ nhiều năm về trước. Chỉ có điều cách thể hiện của anh khiến tôi cảm thấy bất ngờ. Tôi đã quá quen thuộc và thích thú với một Thành phố buồn đến thê lương của Chế Linh hay một thành phố hoang vu trong tiếng ngân dài của Trường Vũ. Đó là lí do tôi thường cảm thấy khó chịu khi nghe thiên hạ ầm ĩ khen ngợi giọng ca cách tân của họ Đ. rằng “mới quá” và “sang trọng quá”.
Với tôi, Thành phố buồn không cần “mới” và “sang” đến mức phải gào thét như vậy. “Thành phố buồn” chỉ cần mộc mạc, gần gũi và pha chút lãng đãng như tự thân nó vốn thế:
“Thành phố buồn nằm nghe khói tỏa
Người lưa thưa chìm dưới sương mù
Quỳ bên nhau trong góc giáo đường
Tiếng kinh cầu dệt mộng yêu thương
Chúa thương mình sẽ cho mình mãi mãi gần nhau”
Mà có lẽ, nét nhạc của Lam Phương cũng cần nhất là cái đó. Bình dị, chân thành nhưng không nhàm chán. Thế nên anh đã làm rất tốt khi đưa người nghe lên đến đỉnh điểm:
“Rồi từ đó vì cách xa duyên tình thêm nhạt nhòa
Rồi từ đó chốn phong ba, em làm dâu nhà người”
Và khi đã đạt đến cao trào rồi thì không cần gào thét, không cần rên rỉ người nghe vẫn cảm thấy xót xa khi bắt gặp cảnh:
“Âm thầm anh tiếc thương đời
Đau buồn em khóc chia phôi
Anh về gom góp kỷ niệm tìm vui”
Lời kể của anh cứ hoang mang, vời vợi:
“Thành phố buồn lắm tơ vương
Cơn gió chiều lạnh buốt tâm hồn
Và con đường ngày xưa lá đổ
Giờ không em sỏi đá u buồn
Giờ không em hoang vắng phố phường”
Câu ca rất lành lặn nhưng anh vẫn chẳng thể khỏa lấp được một tâm hồn đang phải vá víu lẫn trong “tiếng chuông chiều chầm chậm thê lương”.
Nhiều năm qua đi, cũng đã có lúc tôi nghĩ mình đã “quên hết rồi, quên cả tình yêu” với anh thì giờ tình cờ gặp lại anh, lang thang trong Thành phố buồn cùng anh. Tôi ngạc nhiên vì những gì anh làm cho Thành phố buồn. Nó đủ sức đánh bật những lời thị phi mà tôi nghe người ta bàn tán về anh trong thời gian qua. Tôi tin anh đã và sẽ còn làm được nhiều thứ trong dòng nhạc anh đang thể nghiệm này. Thốt nhiên tôi lẩm nhẩm: “Một mai anh nhé có nghe thu về trên hàng lá khô…” - Ừ! "Một mai” thôi Nguyên Vũ nhé, tôi và chúng bạn sẽ lại bước vào Thành phố buồn của anh để lắng nghe Tình yêu thầm kín nơi con tim mình đang thổn thức…!

Nhấp vào địa chỉ dưới để nghe bài hát Thành phố buồn:

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=DsaK3zCtQy

Con Dâu Tạt Nước Sôi Vào Mặt Mẹ Chồng


Cô con dâu về tới nhà, mở nắp vung nồi cơm thấy có màu ố vàng, liền nổi cơn thịnh nộ. Sẵn nước sôi ở phích, chị ta đã hất vào mặt mẹ chồng 83 tuổi.

Vết bỏng ở mặt bà Hường

Chuyện xảy ra ở xã Đức Lâm, Đức Thọ, Hà Tĩnh, khi nàng dâu là chị Phan Thị Mai (SN 22/2/1958) về làm dâu nhà bà Trần Thị Hường (tên thường gọi là Yên), xóm 9, xã Đức Lâm đã 26 năm nay, đã dùng nước sôi hất vào mặt mẹ chồng, gây bức xúc dư luận.
Vào lúc 10h ngày 14/4, sau khi đi chở gỗ thông từ Đức Lạng, Hà Tĩnh trở về, nắng nóng, mệt mỏi, chị Mai vào nhà xuống bếp, giở nắp vung nồi cơm thấy có màu ố vàng, nên nổi cơn thịnh nộ. Sẵn nước sôi ở phích, chị đã hất vào mặt mẹ chồng là bà Trần Thị Hường (83 tuổi), khiến bà Hường bị bỏng, phải đưa vào Bệnh viện Đa khoa Đức Thọ điều trị.
Sau khi sự việc xảy ra, Chi uỷ, Xóm trưởng, BCH Hội phụ nữ xóm đã tổ chức họp kiểm điểm và yêu cầu chị Mai viết... cam kết. Ông Nguyễn Hữu Nhuần (75 tuổi, trưởng họ) phàn nàn: "Bà Hường khổ từ nhỏ đến giờ. Đã 83 tuổi, gần đất xa trời, tưởng hưởng phúc, lộc không ngờ lại gặp tai ương thế".
Được biết, bà Trần Thị Hường có hai người con, một trai, một gái. Bà Hường ở với gia đình anh con trai Nguyễn Văn Sơn. Bà Hường có lúc ốm đau, bệnh tật, lẩn thẩn, nên mẹ chồng, nàng dâu nhiều khi cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt. Dư luận địa phương hết sức bức xúc vì hành vi thiếu đạo đức này.
Điều kỳ lạ là cả vợ, chồng đều muốn bưng bít, che đậy sự việc trên. Tuy chị Mai hứa sẽ sửa chữa, nhưng hình ảnh người mẹ già nằm bất động trên chiếc giường trải tấm chăn bông tả tơi, mắt nhắm nghiền khiến người ta hoài nghi.

TRUONG CUA TUI_2










































































































TRUONG CUA TUI_1