Thứ Ba, 26 tháng 5, 2009

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2009

Phố Hà Thành mùa bằng lăng trổ lá

Cuối mùa xuân, những cây bằng lăng ở khắp nơi như bừng tỉnh, trổ những mầm lá mới. Những mầm lá bé xíu thay đổi thật nhanh. Chỉ mới hôm trước hôm sau, đã thấy lớn hơn và màu cũng khác. Phố Kim Mã vẫn thường được gọi là “phố bằng lăng” vì có hàng bằng lăng đều và đẹp nhất Hà Nội.
Cứ đến mùa bằng lăng trổ lá, cả đoạn phố bừng lên sức sống mùa xuân, bừng lên những sắc màu mà ai đi qua cũng phải ngơ ngẩn nhìn. Những cây bằng lăng như muốn níu chân, níu những ánh mắt người đi đường. Cả một đoạn hè phố dài không có nhà dân, không có cửa hàng và công trình càng khiến hàng bằng lăng đẹp và lãng mạn.
Trong ánh nắng nhạt, hay trong mưa phùn mùa xuân, hàng cây bằng lăng cũng đẹp, mỗi lúc một vẻ khác nhau…Thường thì bằng lăng trổ lá vào tháng tư, có người đã gọi đây là “hàng cây tháng tư” – như một mùa của Hà Nội. Nhưng năm nay có lẽ dó Tết sớm và thời tiết thay đổi, bằng lăng đã trổ lá từ tháng ba. Chỉ mấy hôm thôi, hàng cây sẽ xanh ngắt và hẹn những mùa hoa tím vào tháng năm. mùa bằng lăng trổ lá Phố bằng lăng trở thành con đường học trò-Những vòng xe dưới lòng đường...-
...và những bước chân trên hè phốRất vui nhé!đi dạo dưới hàng bằng lăng thật thích mẹ nhỉ !
chuyển sang màu xanh rất nhanh..Còn có những con người tần tảo


















































DAT VA NGUOI DONG THAP

Điều kiện tự nhiên
Đồng Tháp nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là một trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười, phía bắc giáp Cam-pu-chia, phía nam giáp Vĩnh Long và Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông giáp Long An và Tiền Giang.

Tỉnh có hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch chằng chịt; nhiều ao, hồ lớn. Sông chính là sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) chảy qua tỉnh với chiều dài 132km. Dọc theo hai bên bờ sông Tiền là hệ thống kênh rạch dọc ngang. Đường liên tỉnh giao lưu thuận tiện với trên 300km đường bộ và một mạng lưới sông rạch thông thương.

Khí hậu: Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 26,6ºC.

Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

Là một tỉnh nông nghiệp, Đồng Tháp sản xuất nhiều lương thực và các loại nông, thủy sản có giá trị xuất khẩu. Đất đai Đồng Tháp màu mỡ bởi phù sa do hai con sông Tiền và sông Hậu cung cấp hàng năm, xóm làng trù phú giữa bốn bề cây cối xanh tươi. Vì thế Đồng Tháp được biết đến như một vựa lúa của cả nước. Ở đây có giống lúa nổi một loài lúa mọc tự nhiên từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 10 thu hoạch mà không cần chăm bón. Đồng Tháp cũng là vùng đầy triển vọng về các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, bông, thuốc lá, đậu tương và cây ăn trái như xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, quít Lai Vung, bưởi Phong Hòa, chôm chôm, vú sữa, mãng cầu có quanh năm.

Vùng đất Đồng Tháp Mười ngày xưa nổi tiếng hoang vu với lắm bưng, trần, đìa, bàu, với bạt ngàn đưng, lác, năng, sen, súng và lau, sậy,...Đây là giang sơn của các loài động vật hoang dại như: rắn, rùa, chuột ếch, chim muông, cua, cá sấu.

Giờ đây về thăm Đồng Tháp du khách như trở về với cội nguồn thiên nhiên bởi bầu không khí trong lành, mát mẻ của những cánh đồng lúa phì nhiêu, đi trên những chiếc xuồng ba lá trên sông rạch để đến với khu di tích cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, đài liệt sĩ, khu di tích Gò Tháp, di tích kiến trúc cổ Kiến An Cung, vườn chim thiên nhiên lạ mắt ở Tháp Mười, vườn sếu quý hiếm ở Tam Nông, khu căn cứ Xẻo Quít, làng hoa kiểng Tân Qui Đông, các vườn cây ăn trái Cao Lãnh, Châu Thành, Lai Vung, Thạnh Hưng...

Dân tộc và tôn giáo

Ở Đồng Tháp có nhiều tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, Phật giáo và Công giáo. Tính cách người dân Đồng Tháp mang đậm nét đặc trưng chung của đồng bằng Nam Bộ: cần cù, hiền lành, phóng khoáng, cởi mở và giàu lòng mến khách.

Giao thông

Thành phố Cao Lãnh cách quốc lộ 1A 36km, cách Tp. Hồ Chí Minh 162km. Nằm trên bờ sông Cao Lãnh (một nhánh nhỏ của sông Tiền tách ra sau 15km lại chảy vào sông Tiền), ở ngay sát Đồng Tháp Mười mênh mông, từ xa xưa Cao Lãnh đã là một đô thị sầm uất và là trung tâm kinh tế của Đồng Tháp.

Có tuyến xe khách trực tiếp từ Tp. Hồ Chí Minh, Mỹ Tho, Cần Thơ, Vĩnh Long và Long Xuyên tới Cao Lãnh. Thị xã Sa Đéc cách Tp. Hồ Chí Minh 143km, nằm ở nút giao giữa Vĩnh Long và Long Xuyên.

Thơ Em là búp sen xanh

“Tặng em, cô gái Miền Tây”

Anh đến quê em, miệt vườn sông nước
Rợp mát bóng dừa và búp sen xanh
Dòng Cửu Long giang uốn lượn quanh quanh
Luôn chở nặng bao phù sa bồi đắp.

Bình minh lên cho đài hoa khoe sắc
Giọt sương rơi đọng lại những phân vân
Hơi thở mùa xuân đang ở rất gần
Ánh nắng ban mai đong đầy đôi mắt.

Mái tóc xanh che hai đầu nỗi nhớ
Nỗi nhớ anh, nỗi nhớ quê nhà
Búp sen hồng thơm ngát một đài hoa
Cười lên em, cho bình minh thức giấc.

Em chính là đóa sen đẹp nhất
Luôn tỏa hương thơm ngát đời anh
Mặc kệ ngày mai mặt biển không xanh
Bông hoa ấy vẫn tõa hương thơm ngát./.


Phương Nam.

KHU DI TICH PHO BANG NGUYEH SINH SAC



Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc nằm ở Tp. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ðây là công trình ghi ơn cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, nhà nho yêu nước và là thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khu di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc là một quần thể kiến trúc văn hoá hấp dẫn ở tỉnh Đồng Tháp, được Bộ Văn hoá -Thông tin xếp hạng ngày 09/4/1992.


Toàn bộ khu di tích rộng 3,6ha, chia làm hai cụm kiến trúc: mộ và nhà lưu niệm cụ Phó bảng; nhà sàn và ao cá Bác Hồ, mô phỏng nơi ở và làm việc của Bác ở Hà Nội. Đối diện với cổng vào là lăng mộ cụ Phó bảng, mái hình bàn tay úp, phía trên mái là chín con rồng - biểu tượng của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. tại khu di tích có rất nhiều cây cảnh, hoa quý được nhân dân hiến tặng hoặc đưa về từ nhiều miền của đất nước, trong đó đặc biệt là cây khế gần 300 tuổi (nằm bên trái mộ) và cây sộp hơn 300 tuổi (nằm bên phải mộ). Trong nhà lưu niệm trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu liên quan đến những năm tháng cụ Sắc sống và làm việc, nhất là thời gian ở Cao Lãnh và vùng đất Nam Bộ.


Hàng năm, cứ vào ngày 27/10 âm lịch, bà con nhiều nơi hội tụ về đây tổ chức lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong không khí trang nghiêm và đông vui như một ngày hội lớn ở địa phương.

Hàng triệu du khách trong và ngoài nước đã đến Đồng Tháp tham quan và viếng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thể hiện lòng biết ơn đối với Người đã có công sinh thành Bác Hồ muôn vàn kính yêu.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2009

nhac: Ai ra xu Hue

Ai ra xứ Huế thì ra

Ai về là về núi Ngự

Ai về là về sông Hương

Nước sông Hương còn thương chưa cạn

Chim núi Ngự tìm bạn bay về

Người tình quê ơi người tình quê

Thương nhớ lắm chi...

Ai ra xứ Huế thì ra

Ai về là về Vỹ Dạ

Ai về là về Nam Giao

Dốc Nam Giao còn cao mong đợi

Trăng Vỹ Dạ còn gởi câu thề

Người tình quê ơi người tình quê

Có nhớ xin trở về

À.....ơi.....

Câu Trường Tiền sầu vài mười hai nhịp

Thương nhau rồi thì xin kịp về mau...

À......ơi.....

Chứ kẻo mai tề bóng xế qua cầu

Bạn con thương bạn chứ biết gửi sầu về nơi mô...à...ơi...

Ai ra xứ Huế thì ra

Ai về là về bến Ngự

Ai về là về Văn Lâu

Bến Văn Lâu còn sâu thương nhớ

Thuyền bến Ngự còn đợi khách về

Ngừơi tình quê ơi người tình quê

Có nhớ xin trở về...